(*)Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người

Cái khác là họ không thể có con với nhau. Trong khi đàn ông và đàn bà như cái hộp và cái nắp thì giữa hai người nam hoặc 2 người nữ có cái gì “không ổn”, “không khớp”. Do đó mà họ ghen ghê gớm. Tại TP HCM đã có trường hợp hai người đàn ông giết nhau vì ghen với một người đàn ông khác. Ngoài ra, người đồng tính ái nam rất hay thay đổi đối tượng vì ít khi thỏa mãn với người hiện có. Do gặp nhiều đối tượng hơn, họ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn, trong đó có bệnh AIDS.

Thế thì họ có gì hay hơn không?
Hoàn toàn không. Tuy trong lịch sử đã có một vài danh tướng (như Jules César…) hoặc văn nghệ sĩ (như Byron…) mắc bệnh đồng tính ái. Nhưng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Tại sao lại đồng tính ái?
Đây là vấn đề đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, nguyên nhân “mắc phải” hiện không còn được chấp nhận nữa. Tất cả mọi lập luận về hoàn cảnh xã hội, môi trường, “điều kiện hóa”… đều không có cơ sở khoa học. Vì nếu có nguyên nhân mắc phải thì những phương tiện của y học tâm thần hiện đại phải giải quyết được. Cho đến nay, đối với đồng tính ái thật sự, mọi sự trị liệu bằng thuốc, tập tính, tâm lý, “giải điều kiện”… đều thất bại. Điều này giống như người bình thường trong một hoàn cảnh nào đó (bị giam giữ, sống tập thể) cũng không thể trở thành đồng tính ái, dù bị mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ… Đồng tính ái thật sự là trạng thái không thể đảo ngược.
Như vậy là tại bẩm sinh?
Giả thuyết bẩm sinh có vẻ hợp lý và hiện được hầu hết các tác giả chấp nhận, tuy chưa thật rõ ràng. Điều chắc chắn là không phải do nội tiết, gen… hay một nguyên nhân nào khác có thể phát hiện được.
Zwang (1985) cho rằng có “rối loạn trong cấu trúc của bản năng cố định đối tượng”. Cấu trúc này được cho là nằm rất sâu trong “hệ não rìa” (limbic system), là một trong những khu vực khó nghiên cứu và ít được hiểu biết nhất của não bộ. Nó có nhiệm vụ tạo ra, rồi sau đó cố định “hình ảnh đối tượng”.
Là sao?
Khi một nam thiếu niên bình thường đến tuổi dậy thì, hình ảnh “đối tượng” trong đầu em luôn luôn là một thiếu nữ, cho dù sau đó em vào chùa tu và đến khi chết vẫn không biết đàn bà là gì. Về phía phụ nữ, nhiều người suốt đời không biết đến đàn ông, nhưng hình ảnh “đối tượng” trong đầu vẫn là một người khác phái. Ở người đồng tính ái, hình ảnh đối tượng lại là người cùng phái. Và đây là một hình thức của bản năng nên không có cách nào sửa đổi được, nhất là những người số 6.
Cái gì số 6?
Mức đồng tính ái được đánh giá từ số 0 đến 6:
- Số 0: Những người không bao giờ có ý muốn quan hệ tình dục với người cùng phái (tức là người bình thường).
 - Số 6: Những người không bao giờ có ý muốn quan hệ tình dục với những người khác phái (tức đồng tính ái thật sự).
Những người số 6 rất vững, vì họ không thắc mắc gì cả, mà nếu khéo léo thì cũng ít ai biết. Còn những người từ số 3 đến 5 hay mang mặc cảm tội lỗi và khó hòa mình vào xã hội, tuy tất cả đều có đầy đủ khả năng sinh học để lấy vợ, lấy chồng, có con như thường (họ vẫn hoàn toàn bình thường về mặt thể xác).
Rốt cuộc, nên kết luận thế nào?
Về mặt y học, đồng tính ái là loại bệnh không có gì nguy hiểm, không lây lan và thường chẳng gây tác hại nào đáng kể, quá lắm chỉ là “làm ngứa mắt” người khác. Họ chỉ là thiểu số, không ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhân loại. Nếu họ không phạm pháp theo bộ luật hình sự thì có lẽ chúng ta cũng không cần quan tâm. Đất nước đang có nhiều việc quan trọng hơn.
(còn tiếp)
LTS: "Thắc mắc biết hỏi ai" là tập hợp các câu trả lời cho những câu hỏi về lĩnh vực tình dục mà bạn đọc gửi đến bác sĩ Trần Bồng Sơn từ năm 1989, kể từ khi chuyên mục "Thắc mắc biết hỏi ai" trên báo Tuổi trẻ ra đời. Những giải đáp của ông không chỉ mang nội dung khoa học mà còn có tác dụng giúp đỡ, trấn an về tâm lý. Với giọng văn dí dỏm, thông minh, bác sĩ Trần Bồng Sơn đã khép léo đi vào những khía cạnh gai góc, thầm kín nhất trong quan hệ tình dục, một lĩnh vực còn chịu nhiều thành kiến của công luận và đạo đức phong kiếnmột cuốn sách do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. ".