(*)Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người
khay nuôi ong dưới chân núi Đỉnh Đôn

SGTT.VN - Núi Đỉnh Đôn nằm trên địa bàn xã Thanh Hương (Thanh Chương, Nghệ An), xung quanh được bao bọc bởi những rừng cây bạt ngàn. Nơi đây đang là tâm điểm thu hút nhiều hộ gia đình làm nghề khay nuôi ong lấy mật bởi “lộc” từ những cây rừng mang lại.





Anh Luận cho biết, hiện anh đang sở hữu hơn 500 thùng ong mật, chủ yếu là ong được nhập khẩu từ Ý.




Dọc tuyến đường Hồ Chí Minh những ngày này là điểm dừng chân lý tưởng cho những gia chủ khay nuôi ong bởi nơi đây cây trái và hoa thơm quả ngọt quanh năm - rất thích hợp cho ong sinh sống, làm mật và sinh sản.

khay nuôi ong là nghề mang lại thu nhập cao nhưng không phải ai cũng thành công. Nóng quá ong chết, nhưng lạnh quá ong cũng chết, không có địa điểm kiếm ăn thì chúng cũng không có khả năng cho mật hoặc chất lượng mật giảm sút. Cũng từ đó mà thu nhập của các hộ không cao hoặc không đồng đều. Đó cũng là lý do mà hiện này chỉ còn một số ít hộ gia đình tiếp tục gắn bó với nghề.

Đa số các hộ khay nuôi ong không dám nuôi ở địa phương vì ít hoa màu, cây cối, không đủ nuôi lâu dài. Hơn nữa do tâm lý người dân địa phương thường cho rằng ong là kẻ thù chính trong phá hoại hoa màu, cây cối nên họ phun thuốc làm một số lượng lớn ong bị chết. Vì thế, các hộ khay nuôi ong phải thường xuyên di chuyển lên những vùng núi xa xôi – nơi có nhiều cây trái và hoa để đảm bảo đủ lương thực cho ong kiếm ăn, làm mật.

Tại trại ong của anh Lê Văn Luận, những thùng ong được đặt thẳng hàng ngay ngắn chỉ cách núi Đỉnh Đôn chừng trăm mét. Phía trên là bạt ngàn những loài cây trái đủ loại. Anh Luận vừa nói với chúng tôi vừa chỉ tay về chân núi Đỉnh Đôn chia sẻ: “Nghề khay nuôi ong không đòi hỏi tiêu tốn nhiều về lương thực, chỉ cần chọn được địa điểm có nhiều cây trái và hoa, sau đó ong sẽ tự tìm đến và mình có thể vô tư thu mật”.

Anh Luận cho biết, hiện anh đang sở hữu hơn 500 thùng ong mật, chủ yếu là ong được nhập khẩu từ Ý. Nhìn những thùng ong xếp thành hàng dài, mỗi thùng đều chi chít với hàng ngàn con vây quanh, bay lượn tứ tung đi kiếm cây trái về để duy trì nguồn mật.Một thùng ong từ khi bắt đầu nuôi phải trải qua từ 5- 6 tháng mới cho thu hoạch. Anh Luận cho biết thêm, vì là ong gốc Ý nên khâu nhập vào rất đắt và tốn kém, anh phải nhân giống bằng cách mỗi thùng lại tách ra làm 2 - 3 thùng khác để ong không đánh nhau và có thể sinh sản thuận lợi. Trong mỗi thùng ong đều có 4 - 5 con ong đực để tiện cho việc nhân giống.

Không chỉ có gia đình anh Luận mà rất nhiều gia đình khác cũng chọn núi Đỉnh Đôn làm điểm dừng chân để đàn ong được thoải mái thưởng thức “hoa thơm quả ngọt” và tích cực “nhả mật”, tạo ra thu nhập cho hộ gia đình.Ong ở đây được nuôi bằng nguồn tự nhiên nên mật rất ngọt, thơm và có thể dự trữ được lâu. Thường mật có màu vàng cam là mật đã chín. Dấu hiệu mật chín được nhận biết bằng những lỗ chứa mật đã được trám nắp. Lúc ấy, mật không còn lẫn nước và có mùi thơm cuốn hút của hương tự nhiên, tùy thuộc vào mùi hoa trái.

Thông thường, ong đi lấy mật từ nhãn, dừa, chuối, cam, bưởi, và nhiều loại cây trái khác trong vườn. Tầm hoạt động của chúng cũng khá xa, có bán kính tới 3 km. Ong rất dễ nhiễm bệnh nếu người chăn nuôi không biết và phát hiện kịp thời. Hơn nữa, mỗi khi đàn ong đi kiếm ăn xa thường hút phải những mật dính thuốc nên đôi khi ong cũng bị chết rất nhiều. Đó là lý do chính người khay nuôi ong thường chọn địa điểm nuôi cách xa khu dân cư.





Ngoài lượng vốn bỏ ra ban đầu người khay nuôi ong phải có lòng đam mê thực thụ, hiểu được đặc tính của từng con và có am hiểu về thiên nhiên, bởi khay nuôi ong phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.






Câu chuyện đầu tuần

Anh – Pháp: khay nuôi ong trong thành phố

SGTT - Trong thời gian qua, lâu đài Versailles, nhà hát kịch của thành phố Lille và nhiều toà nhà lớn khác ở Pháp đã cho ong mật đến lưu trú dài hạn. Người ta cố khay nuôi ong trong thành phố.



Nicolas Géant với các tổ ong. Ảnh: TL


Cách đây vài tuần, đài truyền hình TF1 và báo Le Monde đã có phóng sự về chuyện Nicolas Géant mới đặt hai tổ ong trên mái của Grand Palais, cung văn hoá nằm trên Champs-Élysées (đại lộ sang trọng nhất Paris), nơi được dành cho các cuộc triển lãm lớn về nghệ thuật tạo hình. Theo Nicolas Géant, “ong mật tìm được ở các đô thị mọi thứ thức ăn cần thiết. Hằng hà sa số thứ hoa chờ chúng đến hút mật. Khác với nông thôn thường chỉ có các cánh đồng kế tiếp nhau”. Các đàn ong của Nicolas Géant tìm thấy ở Grand Palais một chỗ lưu trú chỉ có trong mơ. Cung văn hoá này ở bên cạnh khu vườn của phủ tổng thống Élysées và của cung điện Tuileries. Dĩ nhiên vì nạn ô nhiễm, đô thị không phải là môi trường lý tưởng, nhưng lại hơn hẳn nông thôn do dân đô thị ít dùng thuốc trừ sâu, phân bón và các loại thuốc diệt nấm. Ở nông thôn, tỷ lệ ong chết lên đến 30 – 40%, trong khi ở thành phố tỷ lệ đó thấp hơn rất nhiều.

Nhạy cảm

Đối với Nicolas Géant, Grand Palais là một địa điểm huyền thoại nằm giữa lòng Paris, chính vì thế mà Nicolas Géant muốn đặt ở đó hai tổ ong của mình, mỗi tổ chứa từ 80.000 đến 90.000 con vào mùa hè. Nicolas Géant còn muốn đặt thêm ba tổ nữa vì nhắm đến “mục tiêu sản xuất 1,5 tấn mật/năm”.

Khi nghe Nicolas Géant trình bày dự án của mình, Yves Saint-Geours, chủ tịch Grand Palais, không do dự đến một giây: “Khi anh ấy tiếp xúc với chúng tôi, chúng tôi đồng ý ngay”. Mẻ mật đầu tiên được thu hoạch vào cuối tháng 8 vừa qua, mang nhãn hiệu “Mật ong Grand Palais”. Loại mật này có chất lượng rất tốt. Bình quân một tổ ong đặt ở Paris cho 100kg mật mỗi năm, so với khoảng 10kg ở nông thôn. Từ lâu Nicolas Géant đã đặt một số tổ ong ở nhà hát kịch (Opéra) của Paris. Mật ong Opéra được bày bán trong các cửa hàng sang trọng và nằm trong số các loại mật đắt nhất thế giới.

Năm 2005, liên hiệp khay nuôi ong quốc gia (UNAF, được thành lập năm 1946) đã phát động phong trào “Ong, người lính canh gác môi trường”, nhằm đưa con ong vào không gian đô thị. Félix Gil, nhà khay nuôi ong có trách nhiệm về đào tạo và chăm sóc các trại ong ở các khu giải trí vùng Paris, giải thích: “Mục đích của chúng tôi là nhạy cảm hoá công chúng không những với hiện tượng ong chết quá nhiều, mà cả với tầm quan trọng của ong trong việc duy trì sự đa dạng về sinh thái”.

Ở thành phố Lille, cách Paris khoảng 200km về phía bắc, Vincent Hennion chăm sóc ba tổ ong đặt trên mái của nhà hát kịch của thành phố này cũng như các tổ ong của vườn bách thảo và trại ong của anh. Mỗi năm anh tiếp khoảng 5.000 người muốn tìm hiểu về ong. Các trường dạy khay nuôi ong đông nghẹt. Vincent Hennion nói: “Tôi bắt đầu bán tổ ong cho nhiều người muốn đặt chúng trong vườn của họ. Càng ngày càng có nhiều thành phố muốn tham gia phong trào khay nuôi ong ở đô thị. Từ nay nhiều người có một cái nhìn khác hẳn về ong. Trước đây, họ sợ ong chích, còn hiện nay thì họ khâm phục vai trò đặc biệt quan trọng của ong”.

Tổ ong mới làm bằng chất dẻo ở Anh

Để chặn đứng hiện tượng ong chết quá nhiều, các nhà cầm quyền Anh đã phát động, vào ngày 5.8 vừa qua, một chương trình nhằm khuyến khích dân đô thị đặt tổ ong trong vườn của mình và ngay cả trên các ban công. Natural England, cơ quan tư vấn cho Chính phủ Anh về các vấn đề môi trường, đã giới thiệu một tổ ong mới làm bằng chất dẻo, rất dễ đặt ở các đô thị. Được gọi là Beehaus và do công ty Omlet sản xuất, tổ ong này lớn hơn tổ ong cổ điển, để ong có thêm không gian. Một số tổ đã được đặt trên mái bằng các văn phòng của Natural England ở London. Giá một Beehaus hơn 800 USD. Mỗi Beehauss cho phép thu hoạch được mỗi năm khoảng 50 lọ mật và người khay nuôi ong chỉ mất khoảng một giờ mỗi tuần vào mùa hè để chăm sóc ong.

Tom Tew, nhà khoa học trưởng của Natural England, bình luận: “Không có lý do nào khiến thành phố trở thành một thứ sa mạc đối với thú vật và côn trùng. Chúng có thể sinh sôi nẩy nở nếu chúng ta nhớ đến tự nhiên khi quan niệm các khu đô thị. Và Beehaus là một thí dụ rất tốt, cho thấy thực quá dễ dàng để có được một ít tự nhiên ngay trước cửa nhà mình”.

Theo số liệu chính thức, ở Vương quốc Anh, số ong đã giảm từ 10 – 15% trong hai năm qua. Thế mà ở nước này nghề khay nuôi ong trở thành rất thời thượng. Số người gia nhập hiệp hội khay nuôi ong Anh đã từ 3.000 tăng lên 15.000 trong vòng 18 tháng. Các khoá dạy khay nuôi ong đông nghẹt người theo học.



Long An: người khay nuôi ong mật kêu khổ

Năm nay, nhiều chủ rừng tràm ở các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh, Tân Hưng, Mộc Hoá… (Long An) không cho những đàn ong nuôi tá túc. Ông Huỳnh Văn Nghĩa, chủ ba trăm thùng ong mật đang tá túc trong cụm rừng tràm ở xã Thuỷ Tây, huyện Thạnh Hoá, nói: “Năm nay, không khéo lỗ vốn”.

Ông Lê Văn Bé, dân ăn ong chuyên nghiệp ở Tân Thạnh, cho biết ong nuôi đến rừng tràm nào, thì ong mật trong tự nhiên bị đánh dạt đi hết, người lấy mật ong thiên nhiên bị thất thu. Bà Lý Thị Ngoan, ở xã Tân Tây, huyện Thạnh Hoá cho biết, những đàn ong nuôi tràn xuống các đám ruộng lúa đang thời kỳ trổ đòng, ngậm sữa hút hết phấn hoa và dưỡng chất, làm cho hạt lúa bị lép.

Mới đây UBND huyện Tân Thạnh đã ban hành văn bản nêu rõ: huyện không ngăn cấm, nhưng cũng không khuyến khích các xã cho phép những đàn ong nuôi vào địa bàn.